Mạng lưới học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản (Vietnamese Academic Network in Japan – VANJ) đã tham gia Diễn đàn Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản 2023 (Vietnam Summit in Japan) với chủ đề “Dòng chảy thời đại – Hướng tới tương lai” diễn ra tại trường Đại học Tokyo song song cùng hình thức trực tuyến vào ngày 15/10/2023 (chủ nhật), với 3 hoạt động chính:

VANJ rất vui mừng được tiếp tục đóng góp vào sự thành công của Sự kiện Vietnam Summit in Japan kể từ sự kiện đầu tiên vào năm 2019. Diễn đàn năm nay đã để lại dấu ấn đáng kể với nhiều thành tựu ấn tượng: 2 phiên toàn thể, 1 phiên toạ đàm, 8 phiên chủ đề, hơn 75 diễn giả, khách mời đặc biệt từ cả Việt Nam và Nhật Bản. Bất chấp thời tiết mưa lớn vào buổi sáng, sự kiện vẫn chào đón hơn 2000 người tham gia trực tuyến và tại hội trường, cùng với hơn 500 lượt tham quan triển lãm Hợp tác khoa học công nghệ và thương mại Việt Nam – Nhật Bản. Sự kiện lần này tiếp tục minh chứng đây là một nền tảng trao đổi tri thức hấp dẫn, tạo ra cơ hội để giao lưu, kết nối giữa các trí thức trong cộng đồng, nâng cao chất lượng người Việt Nam tại Nhật Bản và tạo nhiều tiền đề, cơ hội hợp tác tiềm năng giữa hai quốc gia. Các hoạt động của VANJ tại sự kiện cùng các đơn vị, tổ chức khác đã thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm trong việc xây dựng một tương lai hợp tác tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời khẳng định vị thế ngày càng đi lên của cộng đồng người Việt tại xứ sở hoa anh đào.

Các hoạt động trên đã được đưa tin trên các phương tiện truyền thông tại Việt Nam:

Cũng như các kênh truyền thông của Vietnam Summit in Japan 2023:

Dưới đây là tổng kết ngắn của ba hoạt động trên.

I. Giới thiệu Dự án Tuyển tập Khoa học Công nghệ Nhật Bản

BS Vũ Thị Mỹ Hạnh đã đại diện Dự án Tuyển tập Khoa học Công nghệ Nhật Bản do Mạng lưới học thuật người Việt Nam tại Nhật Bản – VANJ tổ chức tại Phiên đặc biệt buổi sáng kỷ niệm 50 năm mối quan hệ ngoại giao hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản. Tại đây, quá trình hình thành và phát triển dự án hơn 3 năm qua và định hướng phát triển dự án sắp tới đã được chia sẻ rộng rãi tới khán thính giả. Ban tổ chức Dự án đã gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các cơ quan bộ ngành, tổ chức, doanh nghiệp, và đặc biệt là các thầy cô, anh chị chuyên gia đã đồng hành cùng Dự án để cùng nhau hướng về Việt Nam cũng như đóng góp vào mối quan hệ Việt Nam – Nhật Bản. 

Bên cạnh đó, Dự án cũng đã được BTC Summit ưu ái đặt ở vị trí trung tâm của Triển lãm Hợp tác Khoa học Công nghệ và Thương mại Việt Nam – Vietnam Summit Expo 2023. Booth triển lãm của Dự án Tuyển tập cũng rất vui mừng được chào đón các vị khách quý, các quan khách đến tham quan và tìm hiểu thêm về Dự án. Sau bài phát biểu trong phiên buổi sáng của TS. BS. Hạnh, rất nhiều độc giả quan tâm đã ghé thăm booth, truy cập website Dự án để đọc bài viết và chia sẻ cảm nghĩ cũng như ủng hộ hoạt động ý nghĩa này.

Ảnh 1. TS.BS. Vũ Thị Mỹ Hạnh đại diện dự án phát biểu tại phiên khai mạc

Ảnh 2. Các thành viên VANJ chụp ảnh kỷ niệm cùng PGS.TS. Huỳnh Quyết Thắng (Hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Hà Nội) và GS. Trần Văn Thọ (Cố vấn Dự án – GS Danh dự Đại học Waseda) tại booth triển lãm

Ảnh 3,4,5. Dự án Tuyển tập KHCN Nhật Bản tại Vietnam Summit Expo 2023

 

 II. Phiên thảo luận “AI và xã hội – Thách thức và cơ hội”

Phiên “AI và Xã hội: Thách thức và Cơ hội” diễn ra vào 16:00 – 18:15 (giờ Nhật Bản) thu hút được sự chú ý của khoảng 40 khán giả tại hội trường và 60 khán giả tham gia online qua Zoom. 

Với sự điều phối của Giáo sư Nguyễn Lê Minh – Giám đốc Trung tâm Trí tuệ Nhân tạo Giải thích thuộc viện JAIST, 6 diễn giả đã giới thiệu các ứng dụng mới nhất, hiện trạng phát triển và xu hướng ứng dụng AI trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống. 

  • GS.TS. Hồ Tú Bảo – Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, Việt Nam
    Chủ đề: Một lộ trình khai thác bệnh án điện tử tiếng Việt với sự tham gia của AI
  • ThS. Trần Quốc Dũng – Tổng giám đốc OmiGroup
    Chủ đề: Ứng dụng AI trong y tế – cơ hội và thách thức
  • Ông Đặng Thái Hoà – Phó Tổng Giám đốc Rikkeisoft, Giám đốc Rikkei AI
    Chủ đề: Generative AI
  • TS. Lê Đức Anh – Nhà nghiên cứu khoa học trí tuệ nhân tạo cao cấp của Goodnotes
    Chủ đề: Large Language Model trong lĩnh vực giáo dục – ứng dụng và tiềm năng
  • ThS. Nguyễn Thế Đức Tâm – Giảng viên Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG – HCM
    Chủ đề: Ảnh hưởng của AI đến hệ thống pháp luật trong kỷ nguyên số

Ảnh 6. TS. Lê Đức Anh diễn thuyết về AI trong lĩnh vực giáo dục

Ảnh 7. Khán giả tại hội trường phiên thảo luận

Ảnh 8. Các thành viên VANJ chụp ảnh cùng các diễn giả

 

 III. Phiên thảo luận “Bồi dưỡng thế hệ tương lai – Nuôi dạy con cái trong môi trường đa văn hóa tại Nhật Bản”

Phiên “Bồi dưỡng thế hệ tương lai – Nuôi dạy con cái trong môi trường đa văn hóa tại Nhật Bản” diễn ra vào 14:00 – 15:30 (giờ Nhật Bản) thu hút sự tham gia của khoảng 50 người tại hội trường và 60 người trên nền tảng Zoom.

Phiên thảo luận được chia thành 2 phần chính. Phần một là phát biểu của 5 diễn giả bao gồm những người mẹ Việt tại Nhật, những nhà nghiên cứu quốc ngữ, ngôn ngữ học và nhà quản lý giáo dục người Nhật. Sự đa dạng về góc nhìn của diễn giả giúp phiên thảo luận có được nhiều thảo luận đa chiều, hình thành sự liên kết giữa khía cạnh thực tế, chuyên môn và quản lý. Phần hai là phiên thảo luận với sự điều phối của diễn giả & đồng chủ tọa Nguyễn Đỗ An Nhiên. Nội dung của phiên thảo luận dù mang tính chuyên môn nhưng vẫn tạo được sự đồng cảm, thấu hiểu khi nêu bật được lên những khó khăn, trăn trở của các bậc phụ huynh người Việt mong muốn giữ gìn bản sắc Việt, ngôn ngữ Việt cho con cái của mình. 

Diễn giả tham gia phiên thảo luận:

  • Ông Yokomizo Ryo – Giám sát viên giáo vụ – Văn phòng Ủy ban Giáo dục thành phố Yokohama
    Chủ đề: Các nỗ lực từ phía chính quyền và các tổ chức giáo dục của Nhật Bản – trường hợp thành phố Yokohama
  • GS. Murakami Rori – Giáo sư, Tiến sĩ Giáo dục học, Đại học Ryukyu, khoa Giáo dục học, chuyên ngành Giáo dục Quốc ngữ (Kokugo)
    Chủ đề: Để nuôi dạy thế hệ tương lai làm cầu nối giữa Nhật Bản và Việt Nam – Những vấn đề chung cần hai nước nỗ lực giải quyết, lấy sách giáo khoa môn Quốc ngữ ở trường Tiểu học làm nền tảng
  • ThS. Nguyễn Thị Thu Hằng – Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Phó Giám đốc kiêm CRO công ty Rikkei
    Chủ đề: Nuôi dạy con với góc nhìn của người mẹ làm việc toàn thời gian, cùng con tự tin tham gia vào xã hội Nhật Bản
  • ThS. Lê Thị Xuân Diệu – Thạc sĩ ngành Giáo dục tiếng Nhật, Giáo viên hỗ trợ học sinh gốc Việt, Ban Giáo dục trường học thành phố Zama, Kanagawa
    Chủ đề: Gìn giữ tiếng Việt – văn hóa Việt theo 4 giai đoạn và Cách làm học liệu tiếng Việt cho con
  • TS. Đào Thu Vân – Giảng viên Đại học Phenikaa
    Chủ đề: Vai trò của hoạt động đọc sách trong việc duy trì tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Nhật Bản.

Ảnh 9. Chủ toạ cùng các diễn giả tại phiên thảo luận

Ảnh 10. Diễn giả Yokomizo Ryo

 Ảnh 11. GS. Murakami Rori

Ảnh 12. Diễn giả Nguyễn Thị Thu Hằng

 Ảnh 13. Diễn giả Lê Thị Xuân Diệu

Ảnh 14. Diễn giả Đào Thu Vân

Ảnh 15. Khán giả tham gia trực tiếp tại phiên thảo luận