Chủ đề: tự do

Trịnh Kiều Trang:

Gần đây, tôi có dịp đọc lại bộ truyện đã cùng tôi trải qua những năm tháng tuổi thơ đầy màu sắc. Những câu chuyện vụn vặt, những trò đùa nghịch trẻ con, những tâm tình của tuổi thiếu niên, và những suy nghĩ nổi loạn của tuổi trẻ từng là nơi tôi tìm thấy sự đồng cảm và chia sẻ. Lúc còn nhỏ, tôi thường xuyên đắm mình vào từng trang sách, mỗi câu chuyện mang lại cho tôi những cảm xúc sống động và chân thực, như thể tôi đang trải qua từng khoảnh khắc đó. Những câu hỏi tại sao, những sự ấm ức không nguôi vì những kết cục không như mong đợi, tất cả đều khiến tôi trăn trở và suy nghĩ. Bây giờ, khi mở lại những trang sách ấy, tôi không còn thấy mình là nhân vật chính nữa. Tôi nhẹ nhàng ngắm nhìn các nhân vật và diễn biến trong câu chuyện, như đang ôn lại kỷ niệm cùng những người bạn cũ. Giờ đây tôi đã có nhiều trải nghiệm sống hơn, đã hiểu và có thể lý giải được những câu hỏi, những nỗi chăn trở ngày nào. Cảm xúc cũng không còn mạnh mẽ, dạt dào và ngốc nghếch như hồi nhỏ. Nhưng sự hồn nhiên vô tư, nông nổi của tuổi trẻ, của lần đầu đọc những mẩu chuyện này thật đáng yêu, thật làm tôi nhớ nhung. Cảm giác tươi trẻ của tuổi thơ ùa về, xua tan đi những mệt mỏi của cuộc sống hiện tại. Tôi nhận ra rằng, mỗi cuốn sách, mỗi câu chuyện đều mang lại cho mình những tâm tư tình cảm rất đặc biệt. Khi đọc xong một cuốn sách, mọi cảm xúc được cất giữ trọn vẹn. Dù là 10 năm, 20 năm hay nhiều năm sau nữa, khi mở lại những cuốn sách ấy, suy nghĩ và trải nghiệm có thể khác nhiều, nhưng có lẽ mình sẽ vẫn cảm nhận được nguyên vẹn những suy nghĩ và cảm xúc của lần đầu tiên đọc nó. Đó chính là điều tuyệt vời nhất của việc đọc sách. Đọc lại những trang sách tuổi thơ không chỉ là ôn lại kỷ niệm, mà còn là nhìn lại quá trình trưởng thành của bản thân. Những cảm xúc đã qua, những suy nghĩ từng có, tất cả đều góp phần tạo nên con người tôi của hiện tại. Và mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, tôi lại tìm đến những trang sách, để tìm lại những niềm vui giản dị và sự an ủi từ những câu chuyện xưa.

 

Nguyễn Nam Quốc: Nhân chi sơ tính bản thiện

Chà, hôm nay cũng loay hoay đến gần sát giờ mới xong một xíu việc, nhưng cũng đủ thời gian để bật nhạc và ngồi bình tâm lại. Một hai nhịp thở dài đôi lúc cũng đã đủ để đưa bản thân trở lại thực tại.

Trong tuần vừa rồi thật ra cũng có nhiều điều mình có thể viết, có thể khai triển, nhưng có lẽ điều mình muốn viết nhất vào lúc này là về một sự kiện ở Olympic Tokyo 2020, mà mình có dịp xem video khi lang thang trên mạng. Đoạn video nói về hai vận động viên nhảy cao, một từ Ý và một từ Qatar. Sau khi cả hai hòa nhau ở một mức nhảy, trọng tài đến để thông báo các lựa chọn có thể có. Khi nhận được kết quả, anh động viên Qatar đã hỏi “Can we have two golds?”, trọng tài trả lời: “It’s possible”. Và sau đó anh động viên Qatar quay qua nhìn anh động viên Ý, cả hai chạm ánh mắt nhau và trong thoáng chốc cả hai hiểu chuyện gì xảy ra. “History my friend”, cả hai bắt tay nhau, ôm lấy nhau và cùng chia nhau, à, từ chia nhau ở đây có lẽ không hợp lý, cả hai “nhân đôi” huy chương vàng, “nhân đôi” niềm vui. Tất cả diễn ra trong khi bác trọng tài chưa giải thích xong (haha). Cảnh hai anh ôm chầm lấy nhau, ăn mừng mình thấy rất vui, rất truyền cảm hứng.

Nhưng điều đó không chỉ dừng lại về tinh thần thể thao, mà nó làm mình nghĩ tới một cuộc tranh luận giữa bạn mình và mình. “Nhân chi sơ tính bản thiện” hay “nhân chi sơ tính bản ác”? Bạn mình theo trường phái sau, bảo rằng con người khi sinh ra (trẻ em) đã quấy khóc, làm phiền người khác, và trong con người luôn có phần “con” ở đó. Thật ra, ý kiến này cũng không hẳn là mới, bởi nhiều nhà triết gia cũng cho rằng, thứ duy nhất giữ lại sự ổn định của một xã hội, đó là luật lệ, đạo đức. Hay trong quyển “Khi các hung thần lên cơn khát” có đoạn: “đạo đức là một tập hợp các quy tắc sao cho con người sống thuận tiện với nhau”. Chỉ là sống thuận tiện, nghĩa là đạo đức không phải là hiển nhiên, không là quy luật của cuộc sống. Vậy, liệu chúng ta có thể định nghĩa một cách rõ ràng “thiện” là như thế nào? Mình không biết, nhưng câu hỏi đó khá là thú vị, giống như câu hỏi về định nghĩa “cái đẹp”. (btw đứa bạn đặt biệt danh mình là “nhân chi sơ tính bản ngu” :v)

Một câu chuyện liên quan khác, đó là về nguồn gốc của trò “ma sói”. Hình như bản gốc trò “ma sói” được thiết kế bởi một sinh viên khoa xã hội học người Nga, để làm minh chứng cho giả thiết của mình: “Uninformed majority will likely lose to informed minority”, bởi vì những người dù cho số lượng có ít đi nữa, cũng có thể điều khiển luồng thông tin để định hướng.

Và, qua câu chuyện về hai vận động viên cũng như qua những ván “ma sói”, điều mình rút ra được, điều quan trọng để một xã hội có thể vận hành, đó là niềm tin. Niềm tin đó không phải tự nhiên mà có, mà phải dựa vào những sự lựa chọn, mà có khi nói là sự lựa chọn cũng không phải, vì sự lựa chọn chỉ bao hàm sự có ý thức, trong khi những hành động tốt một cách vô thức cũng nên được trân trọng (?). Niềm tin còn phải được củng cố qua trách nhiệm của mỗi cá nhân, về hành động, về lời nói của mình.

Cơ mà xã hội không dễ dàng đến thế, thật khó để có thể tự tin (cả) tin vào những con người ngoài kia, khi phụ huynh cũng dạy cho con cái phải đề phòng xã hội. Rồi có cả những câu chuyện có những người làm những điều không phải với người khác, họ nhân danh “xã hội như thế đấy, làm quen dần đi, trưởng thành đi”. Mặc nhiên xã hội đầy rẫy như thế, nên bản thân cũng có “quyền” hành xử như vậy sao? Tại sao lại không thể “mặc cho xã hội như vậy, tôi tin vào một xã hội tốt đẹp hơn, và vì vậy tôi chọn những hành động làm cho xã hội tốt đẹp hơn”. Cũng giống như những người bạn cũ có khi mãi ngập ngừng không thể bắt chuyện vì ngại, luôn cần những người bắt đầu trước.

Rồi cũng có thể, như một cơn thác, khi vượt qua một ngưỡng nào đó, chúng ta sẽ không thể quay lại được nữa (cascade). “Một sự cố/thất bại hệ thống xảy ra, không phải chỉ từ một lỗi, mà phải xuất phát từ một chuỗi lỗi/chuỗi hành động/chuỗi quyết định sai lầm”. Đó là một ý rất hay mình được học trong môn 失敗工学 (thất bại công học). Có thể xã hội sẽ tốt lên/tệ đi dần dần, hoặc là đến một lúc nào đó, một bên trở nên mạnh hơn bên còn lại và dẫn đến một sự thay đổi không ngừng, chóng vánh. Quan trọng là, chúng ta chọn bên nào?

Đến đây cũng hơi dài rồi, chỉ tiện nhớ ra một bài viết và hai đoạn mà mình thích, một là bài viết từ Hex: “Biết nói thật để không tự lừa dối chính mình”. Hai là một đoạn trên spiderum, mà mình biến tấu lại một xíu:

“Cuộc sống cứ thế cứ diễn ra, người ta giả vờ dạy sẽ có người giả vờ học, rồi thì giả vờ đi làm, giả vờ tử tế, rồi cũng giả vờ bất ngờ, và giả vờ thất vọng. Hoặc là có thể người ta đóng kịch nhập tâm quá họ quên mất họ đang đóng kịch, nên họ bất ngờ với thất vọng thật.”

Và ba, là câu trả lời của Prof. Axel Kohlmeyer, một trong những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực mô phỏng, trước câu hỏi vì sao ông luôn có vẻ khó chuyện trên forum (đọc cũng rén lắm)

“a) i am not angry, i am sometimes aggressive. that is not the same
b) i tell things like i see it. most people prefer this over being me being polite and letting them waste their time by believing something that is not correct.
c) if you notice carefully, you will see that my degree of aggressiveness is very much correlated with the degree of usefulness that somebody’s contribution to a discussion. if you look through the mailing list archive, you will see many cases, where i am very helpful and polite. but that is in response to people that pose well formulated problems and provide sufficient information, so that it doesn’t take asking 20 questions until it is possible to *really* solve the problem to explain a bit further, you have to realize that all answers given here are by people that volunteer their time. so i consider it the duty of everybody that is *asking* for help, to make a significant effort to make it easy to provide the help. giving bad advice or not providing incomplete information is distracting from that and usually requires spending more time on something that is not worth it. but for the most part it is the “most valuable time”, i.e. the time that would otherwise be spent on improving things. specifically people with little experience in research often feel offended by the rough tone, however, that is long before they been cheated, deceived, lied to, stabbed in the back and whatnot by their colleagues, when the compete for the same resources (i.e. money or people). at that point at the latest, you will prefer dealing with somebody that is blunt and straight rather then somebody that worries about your personal feelings first, even if you are wrong. give it a bit of time, observe, and don’t take it personal. you’ll likely see things differently.”

-axel

Link:
1) https://substack.com/@hexpion/p-143983583