Q:

Ehehe, gần đây nhiều việc, mà hên đã có đăng ký newsletter loanh quanh nên email đến cũng có cái để đọc, thành ra lại được đọc thêm về Nobel Kinh tế. Mặc dù chẳng hiểu gì nhiều về những giả định hay những lý thuyết sâu xa đằng sau (mình nên học kinh tế vi vĩ mô nhỉ :/), những cách những substackers (?) viết theo một cách dễ hiểu cũng như nêu lên được những điểm thú vị của những nghiên cứu của những người đoạt giải nobel kinh tế gần đây thấy cũng hay. Rùi cũng có những bình luận riêng biệt về giải nobel vật lý, hóa học năm nay nữa nhỉ, khi liên quan về AI. Nhìn chung nghiên cứu của mình thì không theo trend/dính dáng gì nhiều lắm, cơ mà đọc cũng vui, để biết được giới khoa học năng động như thế nào.

Nói vậy chứ hôm bữa mới vác xác đi hội nghị xong, cũng tình cờ thấy lại một trong những phương pháp trí tuệ nhân tạo/máy học (?) mà mình cũng từng đọc sơ qua để làm bài tập về nhà. Lúc đó chỉ tập trung vào phương pháp chứ không tập trung vào quá trình hình thành, nay đi hội nghị thì biết được phương pháp đó cũng dựa vào một số ý tưởng của nhiệt động học thống kê (nhướng lông mày liền haha). Thú vị ở chỗ đó, đôi lúc chỉ cần dính dáng tới một cái gì đó mà mình cảm thấy thú vị, hứng thú, là đã muốn đào sâu vào rồi (mặc dù lúc học chưa hiểu gì hết, và cũng cảm nhận được gần đây mình bị chậm hẳn rồi).

Gần đây có vẻ cũng hơi gặp khó khăn về ngôn ngữ, kể cả tiếng Anh lẫn tiếng Nhật, cách phát âm thì tệ đó giờ không nói, mà cách mình đặt câu cũng dần dần bị đứt quãng, và ngập ngừng, nhiều lúc câu không có nghĩa nữa. Có thể gần đây áp lực/ stress hay gì gì đó. Mà cũng đúng, gần đây phải ngồi code, ngồi xem thuật toán, thành ra nó là công việc lập lại hơn là tận hưởng nó. Ngoài ra còn nhiều thứ/ vấn đề phải giải quyết nữa, khi mà không chỉ về thí nghiệm, lý thuyết, mà ngay cả giả lập (simulation) cũng có lắm vấn đề. Iya, cứ nghĩ là simulation, theo nguyên tắc là “tái hiện” lại đời thực sẽ giúp chúng ta có nhiều thông tin hơn, nhưng đúng là khi nhúng tay vào mới biết có nhiều thứ phải xem xét, vì dù gì nó cũng chỉ là “tái hiện” lại chứ nó không phải là “ground truth”. Nói vậy chứ simulation cũng tiện, nó như là thí nghiệm trên máy tính, như mọi người thường nói nhỉ.  Với các quan sát mà chúng ta không thể có được khi làm thí nghiệm, chúng ta có thể đưa ra được những “dự đoán” mới, hoặc là tìm hiểu nguyên nhân vì sao nó lại xảy ra hiện tưởng “ảo” đó.

Xem sơ qua chủ đề hội thảo năm nay thấy cũng có Drug Delivery System nè, chắc sẽ ngồi hóng online với mọi người để xem seo. Hi vọng năm nay mọi người cũng làm thành công tốt đẹp, và có những kỉ niệm quý giá với nhau nữa hihi. Tung bông tung hoa (Đang nghe Like Someone in Love từ Bill Evans nè :3)