Tiếp nối thành công của các Hội thảo khoa học thường niên được tổ chức từ năm 2016, Mạng lưới Học thuật Việt Nam tại Nhật Bản (VANJ) và Trung tâm Nghiên cứu Spintronic thuộc ĐH Tokyo (CSRN) đã tổ chức “Hội thảo khoa học VANJ 2022 – Đa dạng hoá vì một xã hội hoà nhập”, với sự đồng hành của các đối tác: Cộng đồng Y sinh (VBMC) và Mạng lưới Thú y trẻ Việt Nam (VYVN)
Hội thảo VANJ2022 đã được tổ chức kết hợp giữa hai nền tảng trực tiếp tại ĐH Tokyo và trực tuyến trên Zoom/Slack vào hai ngày 26-27/11/2022 thu hút hơn 500 người tham gia. Với chủ đề “Đa dạng vì một xã hội hoà nhập”, Hội thảo đã tạo nên một diễn dàn thu hút các nhà nghiên cứu, chuyên gia, sinh viên nghiên cứu từ Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác (như Mỹ, Anh, Canada, Na Uy, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan,…) tới thảo luận và chia sẻ về các khía cạnh khác nhau của giáo dục, phát triển khoa học và công nghệ nhằm thúc đẩy hợp tác và đồng sáng tạo tri thức hướng tới một xã hội hòa nhập.
Hội thảo đã diễn ra thành công với 1 phiên toàn thể, 12 phiên chuyên đề, 2 phiên tổng hợp và 10 bài poster trong phiên poster. Các phiên họp của Hội thảo đã có sự góp mặt của 83 bài thuyết trình từ các diễn giả Việt Nam, Nhật Bản và quốc tế.
- S01_Phiên toàn thể;
- S02_Khoa học vật liệu lượng tử;
- S03_Robot và Trí tuệ nhân tạo;
- S04_Lessons From COVID19: Veterinary Medicine & One Health Perspective;
- S05_Đổi mới sáng tạo hướng đến hạ tầng thân thiện với môi trường và nâng cao tuổi thọ công trình;
- S06_Bất ổn chính sách kinh tế;
- S07_Very Large Scale Integration and 6G,
- S08_Towards 3D Energy Landscape: Digitalization, Decarbonization, Decentralization;
- S09_Microbiome: The Inclusive & Diverse Society Inside Us;
- S10_Organ-on-chip Technology for Drug Development;
- S11_Những nghiên cứu tiên phong trong Khoa học bền vững;
- S12_Ô nhiễm đô thị và rủi ro sức khoẻ;
- S13_Polymer Chemistry & Engineering for Sustainable Environment;
Hội thảo VANJ2022 đã diễn ra thành công nhờ sự đóng góp của 67 thành viên trong các Ban tổ chức chuyên môn, tài chính, truyền thông, hậu cần, hợp tác và tài trợ. Đồng hành cùng Ban tổ chức là các nhà tài trợ Mạng lưới Đổi mới sáng tạo Việt Nam tại Nhật Bản (VJOIN), Hội Trí thức Việt Nam tại Nhật Bản (Hội Trí thức – AVIJ); Kirin Holdings; Rikkeisoft và DEHA SOLUTIONS.
Bạn phải đăng nhập để bình luận.